Tiếng Việt

Giant Barb

Blogs

Tín chỉ carbon rừng: Giải pháp cho biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

12, 07, 2024

Biến đổi khí hậu đang là thách thức cấp bách của toàn cầu. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí nhà kính, tuy nhiên, diện tích rừng ngày càng thu hẹp do khai thác, phá rừng trái phép. Tín chỉ carbon rừng nổi lên như một giải pháp sáng tạo, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng.

1. Định nghĩa

Tín chỉ carbon rừng là chứng chỉ thương mại, đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 ra môi trường. Các chứng chỉ này có được từ các dự án rừng với các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Các dự án tín chỉ carbon rừng thường được triển khai ở các khu vực có nguy cơ mất rừng cao, nơi có nguy cơ chuyển đổi rừng thành đất canh tác, đô thị hóa hoặc khai thác gỗ trái phép. Các dự án có thể bao gồm khôi phục rừng tự nhiên, trồng rừng mới, quản lý bền vững rừng và hạn chế khai thác gỗ.

2. Tầm quan trọng của rừng trong giảm thiểu phát thải khí nhà kính

Rừng được ví như "lá phổi xanh" của Trái Đất, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và điều hòa khí hậu. Cây xanh trong rừng có khả năng hấp thụ CO2 từ bầu khí quyển thông qua quá trình quang hợp, đồng thời thải ra O2 - khí cần thiết cho sự sống của con người và các sinh vật khác. Theo ước tính, rừng trên thế giới hiện đang lưu trữ khoảng 861 tỷ tấn carbon.

Tuy nhiên, diện tích rừng ngày càng thu hẹp do nạn phá rừng, khai thác gỗ trái phép, cháy rừng,...Điều này khiến cho lượng CO2 trong khí quyển tăng cao, góp phần đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.

3. Tiềm năng thực hiện các dự án tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam

Việt Nam có lượng rừng tương đối lớn. Từ năm 2015 đến 2020, diện tích và tỷ lệ phủ rừng liên tục tăng. Năm 2020, diện tích rừng là 14.677.215 ha, với tỷ lệ phủ rừng là 42,01%. Đến ngày 31/12/2023, Việt Nam có hơn 14,8 triệu ha rừng, với tỷ lệ phủ rừng là 42,02%. Điều này tạo ra tiềm năng phát triển tín chỉ carbon rừng rất lớn.

Năm 2023, Việt Nam lần đầu tiên bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon từ vùng Bắc Trung Bộ, tổng giá trị hợp đồng là 51.5 triệu USD. Nguồn tiền này được chi trả cho các chủ rừng, UBND cấp xã và các nhóm có hoạt động phát triển, suy giảm rừng, cải thiện sinh kế người dân. Tín chỉ carbon rừng đã mang lại phát triển bền vững cho khu vực Bắc Trung Bộ, khi vừa thúc đẩy giảm thiểu phát thải khí nhà kính, vừa tác động tích cực đến đời sống những người dân phụ thuộc vào rừng.

Dự án này đã đặt cơ chế thực hiện hoá đầu tiên để thực hiện hoá các dự án tín chỉ carbon ở quy mô lớn, tạo ra một tương lai tiềm năng cho các dự án tín chỉ carbon rừng, khi dự án thực hiện ở vùng diện tích rừng ở Bắc Trung Bộ mới chỉ chiếm khoảng 21,6% diện tích rừng của Việt Nam.

4. Các phương thức thực hiện dự án tín chỉ carbon rừng

Có 3 phương thức chính để thực hiện dự án tín chỉ carbon rừng:

  • Tái trồng rừng, tăng diện tích rừng: Phương thức này nhằm tăng lượng lưu trữ carbon và giảm phát thải carbon bằng cách tạo ra, tăng hoặc phục hồi diện tích rừng thông qua việc trồng, gieo mầm hoặc hỗ trợ tái tạo tự nhiên của các loài thực vật thân gỗ.

  • Cải thiện quản lý rừng: Phương thức này nhằm tăng cường lượng hấp thụ carbon và giảm khí nhà kính trên đất rừng quản lý cho các sản phẩm từ gỗ như gỗ xây dựng, gỗ dăm thông qua các phương pháp quản lý rừng. Ví dụ: chuyển đổi mục đích sử dụng rừng từ rừng sản xuất sang rừng bảo tồn.

  • Giảm phát thải từ sự phá rừng và suy giảm rừng - REDD: Phương thức này nhằm giảm phát thải khí nhà kính bằng cách giảm phá rừng và suy giảm rừng. Năm 2010, phá rừng và suy giảm rừng chịu trách nhiệm cho khoảng 15% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

5. Lợi ích của dự án tín chỉ carbon rừng

  • Giảm thiểu khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu: Đây là lợi ích quan trọng nhất của các dự án tín chỉ carbon rừng. Khi tham gia vào dự án, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ góp phần giảm thiểu lượng CO2 phát thải ra môi trường, từ đó góp phần chống biến đổi khí hậu.

  • Bảo vệ và phát triển rừng bền vững: Các dự án tín chỉ carbon rừng sẽ khuyến khích các hoạt động bảo vệ, quản lý và phát triển rừng bền vững. Nhờ đó, diện tích rừng

6. Các nguy cơ giảm số lượng tín chỉ carbon rừng và ảnh hưởng đến dự án carbon rừng

  • Rò rỉ carbon: Đây là việc gia tăng phát thải khí nhà kính ở vùng bên ngoài khu vực dự án do hậu quả của hoạt động dự án gây ra. Ví dụ, nếu ngăn chặn đốt nương làm rẫy trong vùng bảo vệ, người dân có thể chuyển sang vùng khác để đốt nương. Thông thường, dự án carbon phải thiết lập một vành đai rò rỉ để giám sát hiện tượng này. Nếu như có phát thải gia tăng so với đường cơ sở theo một tỉ lệ cụ thể trong tiêu chuẩn carbon mà dự án áp dụng, rò rỉ được thiết lập và lượng phát thải này sẽ bị trừ vào kết quả giảm phát thải của dự án.

  • Tính bền vững: Rừng chỉ là bể chứa carbon tạm thời, nên khi rừng bị khai thác, cháy, sâu bệnh,... hay các nguyên nhân do con người gây ra như chuyển mục đích sử dụng đất, khai thác gỗ… thì các hiện tượng hoặc hoạt động đó sẽ giải phóng carbon quay trở lại khí quyển. Các dự án phải chỉ ra được các rủi ro này và dự liệu các phương án hạn chế rủi ro. Trong quá trình thực hiện dự án, khi dự án trở nên không bền vững, số lượng tín chỉ carbon có thể bị trừ đi tương tự như trường hợp rò rỉ carbon

Tiềm năng và tác động tích cực của các dự án tín chỉ carbon từ rừng tại Việt Nam là vô cùng lớn. Tín chỉ carbon rừng không chỉ là một giải pháp kinh tế mà còn là giải pháp mang tính chiến lược cho bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tham gia vào các dự án tín chỉ carbon rừng, mỗi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đều có thể góp phần tạo nên những tác động tích cực giúp giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu và cải thiện đời sống người dân sống phụ thuộc vào rừng.

Nguồn: Tiasang

Hãy bắt đầu hành trình chuyển đổi xanh cùng Giant Barb ngay hôm nay!

CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG GIANT BARB
📞 Hotline: +84 995 206 666
✉️ Email: info@giantbarb.com
🏢 Địa chỉ: số 07 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

 

 

 

Tags: