I. Định giá carbon
Định giá carbon, theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), là một công cụ tính toán các chi phí bên ngoài của phát thải khí nhà kính - chi phí phát thải mà công chúng phải trả, chẳng hạn như thiệt hại cho mùa màng, chi phí chăm sóc sức khỏe do các đợt nắng nóng và hạn hán, mất mát tài sản do lũ lụt và mực nước biển dâng lên và ràng buộc chúng với các nguồn của chúng thông qua một giá cả, thường ở dạng giá cả về lượng khí cacbonic (CO2) thải ra.
Bằng cách định giá cho carbon (tín hiệu kinh tế), gánh nặng kinh tế liên quan đến thiệt hại do phát thải KNK (ngoại tác) được chuyển sang các cơ sở phát thải (tác nhân thị trường) chịu trách nhiệm về nó.
Các cơ sở phát thải có được sự linh hoạt trong việc quyết định cách thức, địa điểm và thời điểm giảm phát thải với chi phí tổng thể thấp nhất.
Định giá carbon như một công cụ kinh tế:
-
Hiệu suất: Phản ánh chi phí xã hội và môi trường thực sự của các quy trình và hoạt động phát thải (thiết lập mức phát thải tối ưu cho xã hội).
-
Hiệu quả: Giảm thiểu chi phí tổng thể để đạt được mục tiêu giảm phát thải.
II. Tầm quan trọng của định giá carbon
1. Giảm phát thải: Định giá là một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy một loạt các phản ứng hành vi nhằm giảm sử dụng năng lượng và chuyển sang sử dụng nhiên liệu/quy trình carbon thấp.
Theo một số nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia khác nhau, các công cụ định giá carbon, đặc biệt là ETS đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm lượng phát thải carbon.
-
EU ETS: đã giúp giảm lượng phát thải từ các ngành điện và công nghiệp xuống 37,3% so với mức năm 2005.
-
ETS Trung Quốc: Mức giảm phát thải 2,7% so với đường cơ sở được ghi nhận tại các nhà máy điện nằm trong khu vực ETS thí điểm của Trung Quốc. Hơn nữa, các chương trình thí điểm còn giúp giảm 6,7% vấn đề bụi mịn PM 2.5.2
-
ETS California: Từ năm 2013 đến năm 2019, ETS California đã đạt được tổng mức giảm phát thải là 6,4%.
Tuy nhiên, giá carbon cần phải được đặt ở mức phù hợp để có tác động đáng kể đến việc giảm phát thải. Giá carbon càng cao thì tác động đến việc giảm phát thải càng lớn.
2. Đầu tư vào năng lượng sạch: Kỳ vọng về việc giá sẽ tăng khuyến khích đổi mới và triển khai các công nghệ carbon thấp.
3. Tài chính: Định giá tạo nguồn thu nhập cho Ngân sách, có thể được sử dụng cho các mục tiêu kinh tế xã hội khác nhau.
-
Chính phủ có thể thu thêm nguồn thu từ việc thực hiện định giá carbon. Vào năm 2022, doanh thu từ ETS và thuế carbon đạt ~95 tỷ USD trên toàn cầu, trong đó doanh thu từ ETS chiếm 69% tổng doanh thu.
-
Doanh thu thu được từ việc định giá carbon có thể được dành cho các mục đích cụ thể (ví dụ: các dự án xanh), chuyển trực tiếp đến các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp dễ bị tổn thương hoặc được sử dụng để cắt giảm thuế và thêm vào ngân sách chung của quốc gia.
-
Sử dụng nguồn thu từ định giá carbon để hỗ trợ cộng đồng giúp tăng cường hỗ trợ cho các chính sách ETS hoặc thuế carbon và giảm căng thẳng chính trị.
4. Đồng lợi ích: Cải thiện chất lượng không khí, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe công cộng, tránh bệnh tật và nhập viện liên quan đến ô nhiễm không khí, tạo việc làm xanh, giảm nghĩa vụ điều chỉnh biên giới carbon (ví dụ: CBAM của EU), chất lượng dữ liệu KNK tốt hơn cho việc hoạch định chính sách.
III. Quản lý giá carbon
1. Giá carbon nên cao hay thấp?
- Giá carbon phải đủ cao để khuyến khích các kế hoạch và đầu tư vào carbon thấp – đồng thời làm cho tài sản hóa thạch trở nên kém lợi nhuận
- Nếu đạt được mục tiêu, giá carbon nên càng thấp càng tốt – đó là toàn bộ mục đích của ETS.
- Giá carbon không nên quá cao, để hạn chế tác động phân phối. Giá carbon không nên quá cao, vì nếu vậy sẽ gây bất lợi cho việc chấp thuận chính trị.
- Mức giá carbon không mang tính liên hệ, giá carbon chỉ nên nhằm đạt được các mục tiêu về môi trường. Giá chỉ cần thực hiện điều mà nó cần phải làm.
2. Giá sàn xác định
- Trong các phiên đấu giá ETS, hạn ngạch không được bán nếu giá thanh toán thấp hơn giá sàn. Hạn ngạch không bán được sẽ bị hủy bỏ - tức là, hạn mức sẽ bị giảm
- Hạn ngạch có thể trao dịch thấp hơn trong thị trường thứ cấp – nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Chỉ được giao dịch nếu có hoạt động đấu giá đáng kể
- Phương án thay thế: cơ quan quản lý mua lại hạn ngạch nếu giá thị trường giảm xuống dưới một mức nhất định
- Các phương án tương tự khác:
-
Giá dự trữ đấu giá (nhằm tránh thông thầu và gian lận).
-
Phí nạp thêm/phí trả lại (một phần giá sàn).
3. Giá trần xác định
- Cơ quan quản lý cam kết bán không giới hạn hạn ngạch tại một mức giá nhất định. Về mặt logic, giá thị trường không thể vượt quá mức giá này
- Khi đạt đến mức giá trần, hạn mức giới hạn phát thải không còn được hiệu quả - cơ quan quản lý sẽ đưa ra số hạn ngạch cần thiết để đáp ứng nhu cầu
- Phương án thay thế: giá cố định có thể được thanh toán thay cho các hạn ngạch giao nộp (VD: giá trần NZ$ 25 tại New Zealand)
- Giá sàn và giá trần kết hợp tạo thành phạm vi giá (hoặc ‘khung giá’)
IV. Thúc đẩy phát triển thị trường carbon tại Việt Nam
Để phát triển thị trường carbon ở Việt Nam, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
-
Xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về thị trường carbon, bao gồm hệ thống quản lý hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; ban hành định mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị sản phẩm đối với các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các cơ sở cho giai đoạn 2026 - 2030 và hằng năm.
-
Hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế; thiết lập cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước.
-
Xây dựng cơ chế xác định tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính, phân bổ hạn ngạch và xác định mức phát thải khí nhà kính; ban hành đầy đủ quy định về các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới. Các quy định nhằm minh bạch hóa thị trường, tiệm cận và đáp ứng các yêu cầu quốc tế.
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG GIANT BARB
📞 Hotline: +84 995 206 666
✉️ Email: info@giantbarb.com
🏢 Địa chỉ: số 245 Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội