Tiếng Việt

Giant Barb

Blogs

MRV - Công cụ hiện thực hoá nỗ lực giảm thiểu phát thải toàn cầu

28, 06, 2024

Trong bối cảnh các tác hại của biến đổi khí hậu ngày một hiện hữu và trầm trọng, các quốc gia, doanh nghiệp đang ngày càng đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào các dự án, hành động nhằm giảm thiểu phát thải ra môi trường. Hệ thống MRV, đo đạc, báo cáo và thẩm định kết quả hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính, chính là nền tảng hiện hóa những nỗ lực, hành động giảm thiểu phát thải. Hiểu biết về MRV giúp các doanh nghiệp và tổ chức dễ dàng thực hiện hóa các hành động giảm nhẹ phát thải, bảo vệ môi trường.

1. MRV là gì?

Hệ thống MRV - Measurement, Reporting, and Verification, là hệ thống “theo dõi, giám sát định lượng tiến độ và kết quả đạt được của hoạt động giảm phát thải khí nhà kính thông qua một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất”, theo định nghĩa dự thảo nghị định của Chính phủ quy định lộ trình, phương thức tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính toàn cầu (2019).

Trong nghị định 06/2022 của Chính Phủ, hệ thống MRV giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được định nghĩa lại là hệ thống thu thập, xử lý, quản lý, lưu trữ, cung cấp, kiểm tra thông tin và thẩm định kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đảm bảo tính minh bạch, tính chính xác và có thể kiểm chứng được.

2. Thành phần và các bước thực hiện MRV

  • Đo đạc (Measurement): Xác định lượng khí thải nhà kính giảm được từ các biện pháp giảm thải đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

  • Báo cáo (Reporting): Tính toán, tổng hợp và gửi kết quả đo đạc mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cùng thông tin liên quan theo quy định.

  • Thẩm định (Verification): Đánh giá báo cáo kết quả đo đạc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và các thông tin liên quan theo phương pháp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Hệ thống MRV (Đo đạc, Báo cáo, Thẩm định) đóng vai trò nền tảng trong việc hiện thực hóa các nỗ lực giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Hệ thống này cung cấp thông tin minh bạch, thống nhất để đánh giá hiệu quả các hoạt động, dự án giảm thải, từ đó tạo niềm tin cho các bên liên quan, đặc biệt là các nhà đầu tư.

3. Bối cảnh và vai trò thiết yếu của MRV

Thuật ngữ MRV xuất phát từ Kế hoạch Hành động Bali của UNFCCC ở Indonesia vào cuối năm 2007, mục tiêu chính của MRV là “ tăng cường tính minh bạch của các nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu của các nước đang phát triển cũng như xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa tất cả các nước” - UNFCCC (2011)

Trong bối cảnh các tác động của biến đổi khí hậu ngày một hiện hữu và khó lường, tại COP21 với sự tham gia của các bên trong Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC), Thỏa thuận Paris đã được ký kết yêu cầu các quốc gia tham gia đệ trình mức cam kết do quốc gia tự quyết định về giảm thiểu phát thải khí nhà kính, trong đó có Việt Nam.

Ngày 24 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam, trong đó mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia 9% so với kịch bản phát triển bình thường (BAU) bằng nguồn lực trong nước, và mức đóng góp có thể lên đến 27% trong trường hợp Việt Nam nhận được sự hỗ trợ từ quốc tế. Để đạt được mức cam kết mục tiêu giảm nhẹ này, Việt Nam cần thực hiện các dự án và nỗ lực giảm nhẹ ở các cấp độ khác nhau.[A1] 

Những yêu cầu thực hiện các biện pháp giảm thiểu khí thải nhà kính chung trên đa quốc gia đã đặt ra yêu cầu cho một hệ thống để đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ phát thải trên một thang đo, quy chuẩn thống nhất, minh bạch giữa các quốc gia trên thế giới.

Hệ thống MRV ra đời giải quyết yêu cầu từ quá trình thực hiện những nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu chung.

  • Đánh giá hiệu quả: MRV cung cấp thông tin chính xác về lượng KNK giảm được từ các dự án, qua đó giúp doanh nghiệp và tổ chức đánh giá hiệu quả các hoạt động giảm thiểu của mình.

  • Tăng cường minh bạch: MRV đảm bảo tính minh bạch trong việc thực hiện các cam kết giảm thiểu KNK, tạo dựng niềm tin cho các bên liên quan, đặc biệt là nhà đầu tư và chính phủ.

  • Hỗ trợ huy động vốn: Hệ thống MRV giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án giảm thiểu KNK.

  • Thúc đẩy trách nhiệm: MRV khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức nâng cao trách nhiệm trong việc giảm thiểu phát thải KNK, góp phần bảo vệ môi trường chung.

4. Áp dụng MRV tại Việt Nam

Để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính mà Việt Nam cam kết trong khuôn khổ thoả thuận Paris, các kế hoạch giảm nhẹ khí thải nhà kính ở quy mô dự án, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện theo khung MRV. Các kết quả giảm nhẹ khí nhà kính ở quy mô dự án, doanh nghiệp thực hiện theo hệ thống MRV nộp các bộ ban ngành có thẩm quyền là cơ sở thống nhất, minh bạch để Chính Phủ báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu Đóng góp do Quốc gia tự Quyết định.

Nhu cầu cấp thiết: Việt Nam đã cam kết giảm 8% - 10% lượng phát thải ròng KNK so với mức phát thải dự kiến vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính mà Việt Nam cam kết trong khuôn khổ thoả thuận Paris, các kế hoạch giảm nhẹ khí thải nhà kính ở quy mô dự án, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện theo khung MRV. Các kết quả giảm nhẹ khí nhà kính ở quy mô dự án, doanh nghiệp thực hiện theo hệ thống MRV nộp các bộ ban ngành có thẩm quyền là cơ sở thống nhất, minh bạch để Chính Phủ báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu Đóng góp do Quốc gia tự Quyết định.

Hệ thống non trẻ: Hiện nay, hệ thống MRV tại Việt Nam còn mới mẻ và đang được hoàn thiện. Các hướng dẫn kỹ thuật thực hiện MRV mới được ban hành bởi một số bộ ngành, nhưng còn nhiều hạn chế và chưa đầy đủ.

Tính tới ngày 27 tháng 6, có ba bộ ban ngành đã công bố hướng dẫn kỹ thuật thực hiện MRV:

  • Thông tư số 38 năm 2023 của Bộ Công Thương: Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính ngành công thương.

  • Thông tư số 17 năm 2022 của Bộ TNMT: Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải.

  • Thông tư số 23 năm 2023 của Bộ NNPTNT: Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực lâm nghiệp.

Các thông tư đã tạo nền tảng giúp doanh nghiệp thực hiện hệ thống MRV cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của mình. Tuy nhiên, các thông tư hướng dẫn này còn sơ khai, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi triển khai thực tế.

Giải pháp hỗ trợ: Giant Barb là đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp MRV toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và thực hiện hệ thống MRV hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế.

5. Thực hiện hoá các nỗ lực giảm thiểu phát thải khí nhà kính cùng Giant Barb

Hiểu được điều đó, Giant Barb hiện đang cung cấp các giải pháp toàn diện đồng hành cùng doanh nghiệp triển khai những nỗ lực giảm thiểu phát thải khí nhà kính của mình. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm thực hiện các dự án giảm thiểu khí nhà kính, Giant Barb muốn cùng doanh nghiệp giảm thiểu biến đổi khí hậu, giúp môi trường, trái đất xanh, sạch đẹp hơn!

Lợi ích khi hợp tác với Giant Barb

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Giant Barb sở hữu đội ngũ chuyên gia am hiểu về MRV, đã tư vấn và hỗ trợ thành công nhiều doanh nghiệp trong việc triển khai hệ thống.

  • Giải pháp toàn diện: Giant Barb cung cấp dịch vụ trọn gói từ xây dựng hệ thống MRV, đào tạo nhân viên, đo đạc, báo cáo đến thẩm định kết quả, đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Hợp tác với Giant Barb giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc triển khai hệ thống MRV, đồng thời đảm bảo tính chính xác và hiệu quả.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG GIANT BARB
📞 Hotline: +84 995 206 666
✉️ Email: info@giantbarb.com
🏢 Địa chỉ: số 07 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội