Tiếng Việt

Giant Barb

Blogs

Kinh tế tuần hoàn: Cuộc cách mạng xanh

15, 01, 2025
Trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, mô hình kinh tế truyền thống đang bộc lộ những hạn chế nghiêm trọng. Kinh tế tuần hoàn nổi lên như một giải pháp sáng tạo, hướng tới việc tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải và bảo vệ môi trường.

Kinh tế tuần hoàn là gì?

Kinh tế tuần hoàn là một mô hình sản xuất và tiêu dùng mới, hướng tới việc tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải và bảo vệ môi trường. Khác với kinh tế tuyến tính truyền thống (sản xuất, sử dụng, thải bỏ), mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”.

Mối liên hệ kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn

Kinh tế xanh (Green economy) là nền kinh tế ít carbon, giảm thiểu mối nguy hại đến môi trường cũng như tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 

Kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn đều có mục tiêu chung là thúc đẩy phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, nhưng mỗi mô hình có cách tiếp cận và chiến lược riêng.

Kinh tế tuần hoàn là một phần quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu của kinh tế xanh.

04 tiêu chí của mô hình kinh tế tuần hoàn

  • Hiệu quả sử dụng năng lượng, trong đó giảm việc tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu. 
  • Kéo dài vòng đời sản phẩm và vật liệu. 
  • Giảm rác thải và phát thải ra môi trường ( tiêu chí này thể hiện rõ kinh tế tuần hoàn chính là mô hình của thế giới hiện nay, nhằm hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050)
  • Không gây tác động xấu đến môi trường.

Tầm quan trọng và lợi ích của mô hình kinh tế tuần hoàn

  • Bảo vệ môi trường: Circular economy optimizes resource utilization, significantly reduces waste, and lowers GHG emissions. Việc tái sử dụng và tái chế sản phẩm sẽ làm chậm quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu sự phá vỡ cảnh quan và môi trường sống cũng như giúp hạn chế mất đa dạng sinh học.
  • Cơ hội kinh tế: Mô hình kinh tế tuần hoàn có thể mở ra cơ hội thị trường trị giá lên tới 4.500 tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030 (theo nghiên cứu của Accenture Strategy). Theo báo cáo năm 2023 của Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE), kinh tế tuần hoàn có thể giúp Việt Nam tiết kiệm được 0,5-1% GDP hàng năm bằng cách giảm chi phí nguyên liệu và quản lý chất thải.
  • Giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô: Trong mô hình kinh tế tuần hoàn, thay vì liên tục khai thác nguyên liệu mới, các sản phẩm cũ được thu gom và tái chế để tạo ra nguyên liệu mới, giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Từ đó, giúp giảm áp lực lên nguồn cung nguyên liệu thô, hạn chế sự phụ thuộc vào nhập khẩu, và giảm rủi ro liên quan đến biến động giá cả hoặc khan hiếm nguyên liệu.

Cơ hội của Việt Nam với nền kinh tế tuần hoàn

Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội để tiếp cận kinh tế tuần hoàn:

  • Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các nước đi trước và phù hợp với xu hướng chung của thế giới đã triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn như: EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Canada, Hà Lan, Thụy Sĩ, Phần Lan.
  • Phát triển kinh tế tuần hoàn giúp giảm thiểu “rác thải đầu ra” trong quá trình sản xuất.  Các chất gây hiệu ứng nhà kính sẽ được hạn chế do được thu hồi gần như triệt để, không phát thải ra môi trường. Từ đó góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thách thức của Việt Nam với nền kinh tế tuần hoàn

  • Quy định pháp luật: Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế tuần hoàn. Các chính sách thể chế mới chỉ dừng lại ở tăng trưởng xanh và tăng trưởng bền vững.
  • Vốn đầu tư và công nghệ:  Kinh tế tuần hoàn đòi hỏi chi phí lớn và ứng dụng khoa học công nghệ cao. Các doanh nghiệp phải đầu tư để mua máy móc, thiết bị mới theo tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng nguyên liệu sạch, gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Nhận thức: Nhận thức của người dân cũng như doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn còn hạn chế. Kinh tế tuần hoàn đòi hỏi một sự phối hợp chia sẻ thực sự gắn với lợi ích kinh tế, do vậy việc sử dụng động lực kinh tế, cơ chế thị trường để gắn kết các bên liên quan nhằm thực hiện kinh tế tuần hoàn là thách thức lớn, khi mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp là hướng tới “lợi nhuận”

Nguồn:

Dung, N. D. T. &. H. Q. (2024, December 16). Environmental benefits from circular economy. Vietnam Economic Times | VnEconomy. https://en.vneconomy.vn/environmental-benefits-from-circular-economy.htm

VnExpress. (2024, October 15). Thế nào là nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Tin Nhanh VnExpress. https://vnexpress.net/the-nao-la-kinh-te-tuan-hoan-kinh-te-xanh-4803850.html

 
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG GIANT BARB
📞 Hotline: +84 995 206 666
✉️ Email: info@giantbarb.com
🏢 Địa chỉ: số 07 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
 
Tags: ESG