Kiểm kê khí nhà kính là một hoạt động bắt buộc đối với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, nhằm đánh giá lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà doanh nghiệp thải ra môi trường. Việc thực hiện kiểm kê không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn là cơ sở để xây dựng các kế hoạch giảm phát thải, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1.Các khái niệm cơ bản
Khí nhà kính (KNK): Là các loại khí trong khí quyển hấp thụ bức xạ hồng ngoại từ mặt trời, gây hiệu ứng nhà kính và làm nhiệt độ trái đất tăng lên.
Kiểm kê Khí nhà kính: Theo định nghĩa của Nghị định 06/2022 của chính phủ, Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Hệ số phát thải: Là lượng KNK phát thải ra môi trường trên một đơn vị sản xuất hoặc tiêu thụ một sản phẩm, dịch vụ nhất định.
2.Đối tượng phải thực hiện kiểm kê theo nghị định của chính phủ
Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện kiểm kê KNK nếu đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
-
Mức phát thải: Từ 3.000 tấn CO2e/năm trở lên.
-
Tiêu thụ năng lượng: Các nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp, công ty kinh doanh vận tải hàng hóa, tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên.
-
Xử lý chất thải: Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động từ 65.000 tấn/năm trở lên.
Theo cơ sở phân loại trên, chính phủ đã công bố danh sách 1.912 cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg. Danh sách chi tiết các cơ sở phải thực hiện kiểm kê.
Doanh nghiệp cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính theo lĩnh vực.
Trong số 1912 doanh nghiệp, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thì số doanh nghiệp, cơ sở thuộc sự quản làm việc của Bộ Công Thương là lớn nhất với 1612 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp và cơ sở thuộc cơ chế và quản lý của Bộ Công Thương là lớn nhất và chiếm áp đảo vì đây là lĩnh vực bao quát nhất khi bao gồm các cơ sở sản xuất năng lượng cùng các doanh nghiệp, cơ sở thuộc tất cả các loại hình sản xuất ngoại trừ các loại hình sản xuất xi măng thuộc bộ xây dựng.
3.Các yêu cầu để kiểm kê khí nhà kính theo quy định
Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP, hoạt động kiểm kê khí nhà kính phải đạt được các yêu cầu sau:
- Phương pháp kiểm kê phải tuân theo hướng dẫn của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu - IPCC
- Số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính phải đảm bảo tính liên tục, độ chính xác, tin cậy, có thể kiểm tra, so sánh và đánh giá
- Báo cáo kiểm kê khí nhà kính phải thực hiện đầy đủ thông tin về phương pháp kiểm kê, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng và kết quả kiểm kê khí nhà kính
- Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính tuân thủ trình tự thẩm định do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành, đảm bảo tính nhất quán và độ tin cậy
- Thông tin về kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và các lĩnh vực liên quan
4.Tổng quan quy trình kiểm kê KNK cấp cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất và năng lượng.
Bước 1: Xác định phạm vi kiểm kê KNK, xác định nguồn phát thải thuộc phạm vi quản lý của cơ sở:
- Nguồn phát thải trực tiếp: Là các nguồn mà tổ chức hoặc doanh nghiệp tạo ra trong quá trình kinh doanh hoặc hoạt động hàng ngày của mình. Đây là các phát thải mà tổ chức có sự kiểm soát trực tiếp và thường được ghi nhận một cách chi tiết (ví dụ: nhiên liệu tiêu thụ, chất thải)
- Nguồn phát thải gián tiếp: Là các phát thải gián tiếp được tạo ra từ việc sản xuất năng lượng mà tổ chức sử dụng. Điều này bao gồm phát thải từ việc sản xuất điện, nhiên liệu, hoặc nguồn năng lượng khác mà tổ chức tiêu thụ (ví dụ: điện mua từ lưới)
Bước 2: Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê KNK
- Số liệu hoạt động: Lượng nhiên liệu tiêu thụ, điện năng sử dụng, sản lượng sản xuất, v.v.
- Hệ số phát thải: Lựa chọn hệ số phát thải phù hợp với từng loại nguồn phát thải và công nghệ sản xuất. Có thể sử dụng các cơ sở dữ liệu về hệ số phát thải do IPCC hoặc các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp.
Bước 3: Lựa chọn hệ số phát thải KNK cấp cơ sở
Lựa chọn hệ số phát thải cho phù hợp với hiện trạng công nghệ, quy trình sản xuất trong 3 bậc hệ số phát thải:
- Bậc 1: Các số liệu thống kê theo hướng dẫn IPCC 2006
- Bậc 2: Các hệ số phát thải đặc trưng của Việt Nam do bộ Tài nguyên và Môi trường công bố
- Bậc 3 - Dữ liệu hoạt động: Hệ số phát thải chi tiết từ chính cơ sở
Bước 4: Tính toán phát thải kiểm kê khí nhà kính
Từ các thông tin đã thu thập, cơ sở tính toán lượng phát thải dựa trên công thức sau do Bộ Công Thương cung cấp:
KNKi = ADi * EFi
Trong đó:
- i là loại KNK;
- KNKi là lượng phát thải của KNK i (tấn);
- ADi là số liệu hoạt động của KNK i;
- EFi là hệ số phát thải KNK i.
Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính
Thực hiện kiểm tra lại các quy trình, hoạt động và các biến số trong quá trình kiểm kê, có thể kể đến một số mục như sau: những người có trách nhiệm triển khai kiểm kê, các thiết bị, các nguồn phát thải,…
Bước 6: Đánh giá độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính
Thực hiện các hoạt động đánh giá độ không chắc chắn theo Hướng dẫn IPCC 2019 nhằm đảm đảo bảo các nội dung sau:
- Tính hoàn thiện của báo cáo
- Tính phù hợp thực tế của mô hình, phương pháp kiểm kê
- Tính đầy đủ của dữ liệu tính toán
- Tính đại diện của số liệu
- Tính bất thường của số liệu
- Sự thiếu minh bạch, sai phạm vi kiểm kê
Bước 7: Tính toán lại kết quả kiểm kê KNK
Đối với các cơ sở lần đầu thực hiện kiểm kê khí nhà kính thì bước này là không cần thiết vì việc tính toán lại kết quả kiểm kê KNK là tính toán lại đối với các kỳ kiểm kê trước, khi có xảy ra các thay đổi trong phương pháp và phạm vi kiểm kê.
Bước 8: Xây dựng báo cáo kiểm kê KNK
Đây là bước cuối cùng của quy trình kiểm kê, các cơ sở thực hiện xây dựng báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở theo Mẫu số 06 Phụ lục II Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, gửi các cơ quan có thẩm quyền nếu trong diện được yêu cầu phải thực hiện.
Khi thực hiện hoạt động kiểm kê khí nhà kính, các cơ sở cần sự tham gia của các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án có cùng mô hình sản xuất, hoạt động.
5. Đơn giản hóa quá trình kiểm kê khí nhà kính cũng như chuyển đổi xanh cùng Giant Barb
Hiểu được những thách thức trong việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính và chuyển đổi xanh của doanh nghiệp. Giant Barb cung cấp cung cấp các giải pháp toàn diện và đồng hành cùng doanh nghiệp tiến tới sự phát triển bền vững:
-
Tiết kiệm thời gian và chi phí: Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ đảm nhận toàn bộ quá trình kiểm kê, từ thu thập dữ liệu, tính toán đến báo cáo, giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
-
Đảm bảo tính chính xác và hiệu quả: Với kinh nghiệm dày dặn và kiến thức chuyên sâu, chúng tôi cam kết cung cấp kết quả kiểm kê chính xác, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật.
-
Xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh: Bên cạnh việc kiểm kê, Giant Barb còn đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng kế hoạch giảm phát thải hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
-
Tiếp cận công nghệ và giải pháp tiên tiến: Chúng tôi kết nối doanh nghiệp với các công nghệ và giải pháp mới nhất trong lĩnh vực giảm phát thải, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và giảm thiểu chi phí.
Hãy bắt đầu hành trình chuyển đổi xanh với Giant Barb bằng việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính ngay hôm nay!
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG GIANT BARB
📞 Hotline: +84 995 206 666
✉️ Email: info@giantbarb.com
🏢 Địa chỉ: số 07 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội