Tiếng Việt

Giant Barb

Blogs

Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM) - Ý nghĩa và thách thức cho doanh nghiệp

01, 08, 2023

Trong bối cảnh ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, Cơ chế Điều chỉnh Carbon qua Biên giới (CBAM) đã trở thành một công cụ mạnh mẽ của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm kiểm soát lượng khí thải carbon được tạo ra từ các sản phẩm nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp và nhà nhập khẩu hàng hóa, CBAM mang ý nghĩa lớn và đặt ra nhiều thách thức đáng chú ý.

CBAM là gì?

CBAM là viết tắt của The EU’s Carbon Border Adjustment Mechanism, là cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới, thuộc Thỏa thuận Xanh châu Âu (European Green Deal).

Đối với các doanh nghiệp và nhà nhập khẩu hàng hóa vào thị trường EU, CBAM không chỉ mang ý nghĩa quan trọng mà còn đặt ra nhiều thách thức cần được vượt qua.

Tại sao CBAM lại quan trọng?

Nhằm giải quyết các thách thức liên quan đến khí hậu và môi trường, giảm thiểu thực trạng rò rỉ carbon, EU dự kiến sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu dựa trên cường độ phát thải nhà kính trong quy trình sản xuất tại các nước sở tại. 

Như vậy, CBAM là một cơ chế chính sách môi trường mới trong EU, nó nhằm kiểm soát lượng khí thải carbon được tạo ra trong quá trình sản xuất các sản phẩm nhập khẩu. Điều này đảm bảo tính công bằng và đồng nhất trong việc giảm thiểu khí thải carbon giữa các doanh nghiệp trong EU và các nhà sản xuất bên ngoài EU.

CBAM sẽ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao. Hàng hóa quy định được liệt kê trong Phụ lục I, là sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro, có nguồn gốc từ các quốc gia và vùng lãnh thổ nằm bên ngoài lãnh thổ hải quan của Liên minh châu Âu (EU), trừ các quốc gia và vùng lãnh thổ được liệt kê trong Phụ lục II.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ miễn trừ thuộc Phụ lục II là Iceland (Ai-xơ-len), Liechtenstein (Lích-ten-xtên), Norway (Na Uy), Thụy Sĩ. Năm vùng lãnh thổ khác nhỏ là: Büsingen, Heligoland, Livigno, Ceuta, Melilla

Mặc dù phạm vi không thay đổi trước năm 2026, dự định là phạm vi của các hàng hóa được bao gồm sẽ nằm trong tất cả các ngành được áp dụng bởi Hệ thống Giao dịch Phát thải Khí nhà kính của EU (ETS) vào năm 2030 (có khả năng mở rộng ra các sản phẩm, dịch vụ khác, bao gồm cả chuỗi giá trị và “phát thải gián tiếp”)

Nếu lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn, các doanh nghiệp sẽ phải mua “chứng chỉ khí thải”

Phiên thảo luận về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM) và thị trường carbon của Việt Nam (28/04/2022)

Lộ trình áp dụng CBAM được chia làm 3 giai đoạn

1. Giai đoạn chuyển tiếp

(10/2023)

Trách nhiệm báo cáo CBAM bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 2023. Nhà nhập khẩu được yêu cầu tuân thủ các nghĩa vụ. Đơn vị nhập khẩu sẽ phải nộp báo cáo CBAM gồm các thông tin sau:

◽ Số lượng của từng loại hàng hóa theo đơn vị tấn hoặc MWh

◽ Tổng lượng phát thải tích hợp trong hàng hóa theo loại

◽ Bất kỳ giá/ thuế carbon phải trả ở nước xuất xứ đối với lượng phát thải tích hợp trong hàng hóa nhập khẩu có tính đến các khoản hoàn thuế (nếu có). 

2. Giai đoạn vận hành

(01/2026) 

Trong giai đoạn này, đã xảy ra sự loại bỏ dần hạn ngạch miễn phí của EU ETS (European Union Emissions Trading System). Điều này có nghĩa là việc giới hạn hoặc miễn thuế carbon trước đây đối với các sản phẩm nhập khẩu sẽ được dần loại bỏ. Thay vào đó, nhà nhập khẩu sẽ phải mua chứng chỉ CBAM để bù đắp cho khí thải carbon tương ứng được tạo ra trong quá trình sản xuất của các sản phẩm này.

(2027) 

Ủy ban châu Âu thực hiện rà soát toàn diện về CBAM, đánh giá hiệu quả, tác động kinh tế, và sự thích ứng của các doanh nghiệp và ngành công nghiệp trước các biện pháp CBAM.

3. Vận hành toàn bộ

(2034)

CBAM chính thức được triển khai và vận hành toàn bộ trên lãnh thổ của EU. Hệ thống này bây giờ sẽ áp dụng rộng rãi đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ bên ngoài EU. Điều này nhằm tăng cường cơ chế giảm lượng khí thải carbon trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt như các sản phẩm được sản xuất trong EU.

 

Ý nghĩa với doanh nghiệp Việt Nam

Tiêu chuẩn xanh ngày càng được nâng cao, đối với các doanh nghiệp có kế hoạch xuất khẩu, nếu không cải thiện quy trình sản xuất sẽ nhanh chóng bị đào thải. Giai đoạn biến đổi đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc tuy nhiên nếu tận dụng cơ hội, điều này sẽ góp phần xây dựng hình ảnh uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh các quốc gia hướng tới Net Zero đã được thông qua Hội nghị COP26. 

Ngược lại, CBAM có thể tạo ra cơ hội cho các ngành công nghiệp xanh tại Việt Nam, như sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp có khả năng sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường có thể tận dụng CBAM để nâng cao cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu. CBAM là cơ hội để doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng và quá trình sản xuất thân thiện với môi trường. Điều này không chỉ giúp giảm khí thải carbon mà còn tăng cường sự cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh trong thị trường khắt khe của EU.

Trong thời gian sắp tới, đối với các công ty và nhà nhập khẩu hàng hóa CBAM vào Liên minh châu Âu, việc cập nhật thông tin và tiếp tục đánh giá tác động tổng thể lên hoạt động kinh doanh là cực kỳ quan trọng. Điều này có thể không chỉ giới hạn ở việc xem xét dữ liệu hải quan mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung cấp và chuỗi cung ứng.

Hãy liện hệ chúng tối.

Giant Barb rất vinh dự được hỗ trợ các doanh nghiệp với dịch vụ trọn gói của mình từ việc kiểm kê khí thải, đánh giá rủi ro, giải pháp và liên kết thị trường. Chúng tôi tin rằng việc tận dụng năng lượng tái tạo là chìa khóa cho tương lai bền vững và giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh xanh và chuyên nghiệp trên thị trường.