Tiếng Việt

Giant Barb

Blogs

Chính sách mới của Hoa Kỳ về thị trường carbon tự nguyện

16, 07, 2024

Chính phủ Hoa Kỳ gần đây đã lần đầu tiên ban hành các chính sách và nguyên tắc nhằm tăng cường niềm tin và thúc đẩy thị trường carbon tự nguyện. Các hướng dẫn được ban hành vào tháng 5 phản ánh thể hiện niềm tin của Chính phủ Hoa Kỳ vào sự hiệu quả làm giảm biến đổi khí hậu của thị trường carbon tự nguyện. Chính sách mới đã xây dựng một nền tảng vững chắc làm tăng tính minh bạch, toàn vẹn của thị trường này. Hãy cùng đi sâu để hiểu cách mà các chính sách này tác động tích cực đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. 

Sự ra đời của các quy định mang tính đột phá

Chính phủ Hoa Kỳ đã tung ra bộ quy tắc toàn diện nhằm củng cố và thúc đẩy thị trường carbon tự nguyện (VCM) - một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Các nguyên tắc được giới thiệu vào tháng 5/2024 thể hiện niềm tin mạnh mẽ của chính phủ vào tiềm năng to lớn của  thị trường carbon tự nguyện trong việc giảm thiểu khí thải nhà kính.

Tín chỉ Carbon

Tín chỉ carbon là một đơn vị đo lường lượng khí nhà kính, quy về carbon dioxide (CO2), được giảm bớt hoặc loại bỏ khỏi khí quyển thông qua các dự án hoặc hoạt động nhất định, ví dụ như các dự án năng lượng tái tạo, bảo tồn rừng.

Một tín chỉ carbon tương đương với việc giảm bớt hoặc loại bỏ một tấn CO2 phát thải ra khỏi môi trường. Tín chỉ carbon sẽ được mua bởi các doanh nghiệp, tổ chức để bù đắp cho lượng phát thải khí nhà kính của mình.

Mục tiêu của tín dụng carbon là khuyến khích các hoạt động bền vững và giúp việc đạt được các mục tiêu giảm lượng carbon toàn cầu trở nên dễ dàng và rẻ hơn. Nó giống như một hành động cân bằng để giúp đảm bảo rằng trong khi một số hoạt động tạo ra CO2 thì những hoạt động khác đang tích cực làm việc để giảm thiểu lượng khí thải này.

Hai thị trường giao dịch tín chỉ carbon – tự nguyện và bắt buộc

Thị trường Carbon bắt buộc là thị trường được quản lý và giám sát bởi các chính quyền, nơi mà các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có lượng phát thải cao phải tuân thủ các giới hạn phát thải nhất định. Khi phát thải vượt quá giới hạn, các doanh nghiệp mua các tín chỉ carbon để bù đắp cho lượng phát thải dư thừa. 

Thị trường carbon tự nguyện được thúc đẩy bởi các công ty muốn giảm dấu chân carbon bằng việc mua các tín chỉ carbon một cách tự nguyện để bù đắp cho lượng phát thải của mình nhằm thể hiện trách nhiệm môi trường, phù hợp với các mục tiêu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,…

Những bất cập trong thị trường

Thị trường carbon tự nguyện đang trở thành một vũ khí ngày càng mạnh trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Những cáo buộc gần đây về việc "greenwashing" (tẩy xanh) đã gây ra nhiều lo ngại về tính minh bạch của nó: liệu những khu rừng nhiệt đới mà các bên “cứu” bằng việc mua tín chỉ có thực sự được bảo vệ, hay chỉ là một chiêu trò để nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp? Các vấn đề về tính minh bạch và nhiều vấn đề liên quan tạo ra trở ngại cho sự phát triển của thị trường Carbon tự nguyện và chính sách mới của Mỹ về thị trường này được sinh ra để giải quyết vấn đề đó. 

Mục tiêu chính sách

Mục tiêu chính của chính sách mới của Hoa Kỳ là nâng cao tính toàn vẹn, minh bạch và tác động tích cực của thị trường carbon tự nguyện. Bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn cao cho tín chỉ carbon, chính sách nhằm đảm bảo rằng các tín chỉ này thực sự góp phần vào việc giảm phát thải khí nhà kính. Sự tập trung vào tính toàn vẹn này giải quyết những lo ngại lâu dài về hiệu quả của thị trường carbon tự nguyện và dự kiến sẽ tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư và những người tham gia.

Các nguyên tắc được giới thiệu trong chính sách để hướng dẫn hoạt động của thị trường carbon tự nguyện:

  • Chất lượng: Tín chỉ carbon phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo chúng đại diện cho việc giảm phát thải thực sự và vĩnh viễn. Điều này bao gồm các quy trình xác minh kỹ lưỡng và tuân thủ các phương pháp khoa học.

  • Trách nhiệm giải trình: Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đã được nhấn mạnh, với các yêu cầu về công bố công khai và tài liệu rõ ràng về các dự án tín chỉ carbon. Điều này nhằm ngăn chặn việc đếm kép và đảm bảo rằng các tín chỉ được theo dõi chính xác.

Vai trò của các cơ quan liên bang Hoa Kỳ

Các cơ quan liên bang Hoa Kỳ sẽ chịu trách nhiệm phát triển và thực thi các tiêu chuẩn, cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho những người tham gia thị trường carbon tự nguyện. Điều này bao gồm phát triển các tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho tín chỉ carbon có tính toàn vẹn cao, bao gồm phương pháp đo lường, báo cáo và xác minh giảm phát thải. Ngoài ra, các cơ quan này cũng sẽ cung cấp hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, cơ hội tài trợ và tài nguyên để giúp các tổ chức điều hướng thị trường carbon. Sự giám sát của họ sẽ đảm bảo tính minh bạch và uy tín, củng cố niềm tin của các bên tham gia từ đó thu hút sự tham gia rộng rãi hơn, ngăn chặn các hoạt động gian lận, đảm bảo rằng thị trường góp phần hiệu quả vào các mục tiêu giảm phát thải toàn cầu.

Hỗ trợ các nước đang phát triển và thúc đẩy phát triển bền vững

Việc thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon tự nguyện bằng những chính sách nâng cao tính minh bạch sẽ đồng thời thúc đẩy phát triển các các dự án phát triển bền vững ở các nước đang phát triển. Các dự án này, như tái trồng rừng và lắp đặt nguồn năng lượng tái tạo, không chỉ giảm phát thải carbon mà còn mang lại lợi ích xã hội và kinh tế cho các cộng đồng địa phương. Ví dụ, dự án năng lượng tái tạo tạo việc làm xanh, cung cấp nguồn điện ổn định, giảm chi phí năng lượng và cải thiện sức khỏe cộng đồng bằng cách giảm ô nhiễm không khí. Dự án tái trồng rừng tăng cường đa dạng sinh học và cải thiện chất lượng đất. Chính sách này hỗ trợ nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững ở các nước đang phát triển.

Vai trò quan trọng của công nghệ

Chính sách mới của chính phủ Mỹ tập trung phát triển các nền tảng đáng tin cậy để giao dịch tín chỉ carbon, sử dụng công nghệ tiên tiến như hình ảnh vệ tinh, blockchain và trí tuệ nhân tạo để giám sát và xác minh giảm phát thải. Hành Động được mong được sẽ khắc phục các hạn chế hiện tại, giảm nguy cơ gian lận và đếm kép, tăng cường sự tin tưởng và khuyến khích đầu tư rộng rãi hơn.

Việc cải thiện cơ sở hạ tầng và công nghệ giúp giảm chi phí giao dịch, làm cho các dự án nhỏ hơn, đặc biệt ở các nước đang phát triển, dễ dàng tiếp cận thị trường. Chính sách này đại diện cho bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thiết lập các tiêu chuẩn cao về tính toàn vẹn và trách nhiệm giải trình, hỗ trợ phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

Chính sách mới của Hoa Kỳ về thị trường carbon tự nguyện là một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn cao về tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và hiệu quả, chính sách này sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường carbon tự nguyện, từ đó góp phần giảm thiểu khí thải nhà kính, hỗ trợ phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai.

Nguồn: enkingint.org

CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG GIANT BARB
📞 Hotline: +84 995 206 666
✉️ Email: info@giantbarb.com
🏢 Địa chỉ: số 07 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội