Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và sự cạn kiệt dần của các nguồn nhiên liệu hóa thạch, việc tìm kiếm những giải pháp năng lượng sạch, bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Năng lượng sinh khối (Biomass) chính là một trong những lựa chọn hàng đầu, hứa hẹn một tương lai năng lượng xanh và bền vững.
I. Khái quát về Nhiên liệu sinh khối Biomass
Nhiên liệu sinh khối hay Biomass là vật liệu sinh học được hình thành từ các loài thực vật, cây trồng công nghiệp, phế phụ phẩm nông nghiệp (Trấu, rơm rạ, bã mía, mùn cưa gỗ, giấy vụn,…). Những loại vật liệu này có chứa năng lượng hóa học, nguồn năng lượng trong thực vật được tích trữ qua quá trình quang hợp.
Biomass được khai thác và chuyển đổi thành nhiều dạng năng lượng như nhiệt, điện, và nhiên liệu sinh học (như ethanol và biodiesel). Với khả năng tái tạo nhanh và tiềm năng lớn, sinh khối đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời góp phần giảm thiểu lượng khí thải nhà kính và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
II. Các dạng tồn tại của Biomass
-
Dạng rắn: Dạng thể phổ biến nhất của Biomass (viên nén trấu, viên nén gỗ, dăm gỗ, trấu nghiền,..), tận dụng từ phế phẩm nông-lâm nghiệp (vỏ trấu, bã mía, bã cà phê, rơm, vụn gỗ,..) hay các chất thải rắn từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt: giấy, thức ăn thừa, các vật liệu hữu cơ khác,..
-
Dạng lỏng: Biomass có thể chuyển thành dạng nhiên liệu lỏng như metanol, etanol dùng trong các động cơ đốt trong.
-
Dạng khí: Biomass có thể được tạo ra từ quá trình xử lý chất thải công nghiệp và nước thải trong các bể xử lý. Vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ tạo ra khí sinh học trong quá trình này (chủ yếu là CH4 và CO2). Khí methane tạo ra từ quá trình này có thể được thu gom và sử dụng như một nguồn năng lượng sinh khối.
III. Lợi ích của Biomass
- Đối với Doanh nghiệp
-
Trong sản xuất: Nhiên liệu sinh khối, biomass có thể được sử dụng làm chất đốt trực tiếp hoặc gián tiếp trong hệ thống lò hơi để tạo ra năng lượng cần thiết
-
Tiết kiệm chi phí hoạt động: Biomass có giá thành rẻ hơn than đá, nên chi phí sản xuất hơi sử dụng nhiên liệu biomass sẽ giúp cơ sở sản xuất tiết kiệm chi phí nhiên liệu lên đến 40% so với sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhờ sự đa dạng.
-
Nguồn tài nguyên bền vững: Biomass là nguồn tài nguyên có thể tái tạo được, do vậy có thể đảm bảo được nguồn cung nhiên liệu liên tục cho nhiều nhà máy, xí nghiệp trong suốt quá trình vận hành dự án. Biomass còn được xem là một giải pháp xanh thay thế cho than đá của các ngành công nghiệp ở thời điểm hiện tại. Chính vì thế, loại nhiên liệu này có thể giúp các cơ sở sản xuất hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.
- Đối với Môi trường
-
Giảm thiểu phát thải CO2: Biomass tích trữ CO2 trong quá trình tăng trưởng và thải ra trong quá trình đốt trực tiếp, do đó, sinh khối giúp tái chế carbon trong khí quyển và giảm thiểu tối đa hiệu ứng nhà kính.
-
Hạn chế lượng rác thải thải: Bằng cách tận dụng nguồn rác thải tưởng chừng vô dụng thành nhiên liệu hữu ích chính là sinh khối, tỷ lệ khói thải ra ngoài sẽ giảm đáng kể. Quá trình sản xuất điện sử dụng nhiên liệu sinh khối có thể giảm từ 14% – 90% lượng khí thải so với nhiên liệu hóa thạch.
IV. Nguồn nhiên liệu tạo ra Biomass
-
Gỗ và các sản phẩm nông nghiệp: Biomass được tạo ra từ các phụ phẩm nông nghiệp như mía (lấy bã mía), cỏ khô, ngô, cỏ tự nhiên, cây gai dầu, dầu cọ, rơm, bã cây, lá khô, vụn gỗ, giấy,...
-
Phụ phẩm lâm nghiệp và ngành gỗ: Thân cây, nhành cây, cành lá được cắt tỉa, hoặc mùn cưa, mạt gỗ thu được sau khi gia công sản phẩm từ gỗ. Nguồn sinh khối này thường được dùng làm nhiên liệu đốt trong các lò hơi công nghiệp.
-
Chất thải chăn nuôi: Các loại phân gia súc và bùn thải từ chuồng trại có thể chuyển hóa thành gas, hoặc đốt trực tiếp tạo ra nhiệt, sản xuất năng lượng.
-
Chất thải rắn: Nhiên liệu Biomass còn được tạo ra từ rác thải từ các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất (chưa các vật chất hữu cơ từ thực vật, giấy, bìa cứng,..). Vì vậy mà nhiên liệu sinh khối có thể giúp giảm thiểu gánh nặng từ rác thải cho môi trường. Tuy nhiên có một số chất thải rắn không thích hợp làm nguồn sinh khối (như rác thải kim loại và nhựa).
-
Khí sinh học: Việc xử lý chất thải công nghiệp, nước thải bằng bể xử lý ở nhiệt độ đủ lớn giúp tạo ra lượng khí dùng làm nhiên liệu sinh khối.
Năng lượng sinh khối là một nguồn năng lượng sạch, tái tạo và đầy tiềm năng. Với những lợi ích to lớn mà nó mang lại, sinh khối được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào việc giải quyết các vấn đề năng lượng và môi trường toàn cầu. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng này, cần có sự đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ và các chính sách hỗ trợ phù hợp.
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG GIANT BARB
📞 Hotline: +84 995 206 666
✉️ Email: info@giantbarb.com
🏢 Địa chỉ: số 07 Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội