Tiếng Việt

Giant Barb

Ấn Phẩm

Xanh hóa nhiệt điện than: Nỗ lực nghiên cứu ứng dụng công nghệ giảm phát thải khí nhà kính

18, 07, 2023

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Vì mục tiêu Net-zero vào năm 2050 của Chính phủ, chuẩn bị cho lộ trình giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt đối với các nhà máy nhiệt điện than, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) chủ động nghiên cứu và đặt hàng các nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để cải thiện phát thải khí nhà kính tại các nhà máy nhiệt điện của PVN.

Kiểm kê phát thải khí nhà kính của nhà máy nhiệt điện than

Kiểm kê phát thải khí nhà kính (GHG – Greenhouse Gas) có giá trị cốt lõi trong việc đánh giá định lượng rủi ro phát thải GHG cho cơ sở, tổ chức, vùng, lãnh thổ, điều này giúp cho việc ra quyết định hành động sớm, triển khai các giải pháp phòng ngừa, khắc phục tại cơ sơ.

Kiểm kê phát thải khí nhà kính của một nhà máy nhiệt điện than được thực hiện bằng phương pháp luận truy vết nguồn thải từ thượng nguồn (upstream), nhà máy (facility) và hạ nguồn (downstream).

Phạm vi hoạt động xử lý chất thải rắn sau quá trình sản xuất điện phát thải lượng đáng kể GHG [QLL1] . Trong đó, tổng lượng tro xỉ năm 2021 là 7,34 triệu tấn (nguồn EVN).

Quá trình vận chuyển tro xỉ phát thải GHG của phương tiện rất đáng để nghiên cứu giảm thiểu;

Theo Quyết định số 4982/QĐ-DKVN ngày 31/8/2022, Danh mục nhiệm vụ Khoa học công nghệ đặt hàng thực hiện năm 2022 đã được phê duyệt, trong đó có nhiệm vụ: "Nghiên cứu công nghệ vật liệu Geopolymer từ tro xỉ của Sông Hậu 1, Thái Bình 2 và Vũng Áng 1, đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí CO2 từ công nghệ nghiên cứu."

Các nhiệm vụ đề xuất cụ thể

Đề tài "Xanh hóa nhiệt điện than" do ông Trần Thanh Hiếu – Chuyên gia Quản trị phòng ngừa rủi ro hoạt động sản xuất điện năng – PVPower đăng ký thực hiện tại PVN năm 2021. Các đề xuất giảm thiểu GHG có 02 đề tài: "Sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ tro xỉ – Đồng xử lý tro bay, xỉ đáy lò" với ưu điểm sản xuất tuần hoàn "xanh" bằng việc tận dụng hơi, dịch vụ điện nước và hệ thống công trình, quản lý công trình bảo vệ môi trường từ nhà máy. Sản phẩm thay thế các loại vật liệu xây dựng nung, giảm lượng GHG.

"Chất kết dính Geopolymer chịu mặn," do PGS.TS - Nghiên cứu viên cao cấp - Nguyễn Thanh Bằng, thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, nghiên cứu và phát triển. Các tính năng vượt trội về cường độ, khả năng chịu mặn, chịu hóa, đặc biệt phù hợp cho các công trình biển, hải đảo, ven biển và vùng mặn. Dự báo nhu cầu tăng nhằm phát triển kinh tế biển và hải đảo.

Ứng dụng sử dụng bê tông Geopolymer

Kiểm kê GHG cho sản phẩm Geopolymer chịu mặn thay thế xi măng thông thường, không sử dụng nhiên liệu trực tiếp phát thải GHG giảm rõ rệt. Sử dụng kiềm hoạt hóa, các hóa chất được sản xuất từ điện phân muối mở ra khả năng hấp thụ tốt năng lượng tái tạo, có thể khai thác điện trực tiếp và/hoặc kết nối lưới điện.

Vì một tương lai xanh

Tags: